GIAO TIẾP THÀNH CÔNG


Bạn có bao giờ thấy hối hận sau mỗi lần trò chuyện với người khác ?
Có đấy , không nhiều thì ít trong chúng ta sẽ có vài lần hối hận cho vấn đề này
Vậy làm thế nào để chúng ta giao tiếp thành công trong khi giao tiếp với người khác
Theo như tôi được biết , thế giới này được phân ra hai luồng tính cách đặc trưng , đó là tính " HƯỚNG NGOẠI " và  tính " HƯỚNG NỘI "

Người hướng ngoại là vua của giao tiếp , chưa nói đến vấn đề giao tiếp thành công hay không nhé , vì họ là người rất cởi mở , thân thiện với mọi người , luôn tràn đầy năng lượng nơi chốn đông người , họ rất thích đám đông và luôn biết cách trò chuyện , nội dung trò chuyện của họ phong phú đặt biệt là nói về người khác đó là nội dung chủ yếu của họ.

Còn người hướng nội thì ngược lại , họ ngại giao tiếp , thích nơi yên tĩnh , vì thế việc giao tiếp   sôi nổi , đầy năng lượng đối với họ là một khó khăn , họ chỉ thích được tâm sự , và nói về mình nhiều hơn thay vì nói về người khác .

Người hướng ngoại , họ giao tiếp giỏi nhưng khi quá hào hứng họ thường hay quá đà , nói giỡn vượt mức cho phép và đôi khi lại đi quá xa , dẫn đến gây mất thiện cảm cho người đối diện, có người sẽ không để ý lắm tới kết quả ( vì họ chính là những con người không quá nhạy cảm hay suy  nghĩ nhiều ) , nhưng cũng có vài người nhận thấy được, và họ cũng có sự giây giứt .

Người hướng nội thì hay im lặng ,  thích tâm sự về chính bản thân mình , họ luôn chia sẻ những gì mình nghĩ , vì thế có đôi khi lại gây sự nhàm chán cho người đối diện dẫn đến cuộc trò chuyện không gây ấn tượng cho người đối diện , vì người hướng nội thường hay nghĩ nhiều về cảm nhận của người khác và rất nhạy cảm , nên họ thường hối hận sau hậu trò chuyện.

Vì thế dù là người hướng ngoại hay người hướng nội thì bạn vẫn phải biết cách giao tiếp chừng mực , để không phải hối hận cho hậu trò chuyện với mọi người

Sau đây tôi xin chia sẽ với bạn một vài điều , để đem lại thiện cảm và  thành công trong giao tiếp

1. Không nói hết những gì mình nghĩ (  đặc biệt đối với người mới quen )

Hãy nên nói ngắn gọn ý kiến của mình , và đừng giải thích quá dong dài , đặt biệt là những gì mình nghĩ trong đầu . Hãy truyền đạt vừa đủ , và đừng để người khác biết bạn biết nhiều như thế nào .
Mỗi câu nói của bạn phải nói ra đúng lúc , đúng hoàn cảnh , và điều bạn nói ngay lúc này mang lại thông tin cho người khác
Tại sao ư ?  Vì có như thế lời nói của bạn mới không dư thừa trong một tập thể , và người khác sẽ tôn trọng lời nói của bạn hơn .


2. Không kể về cá nhân mình quá nhiều , cho người mới quen và bạn bè chưa thật sự thân

Nếu như bạn chụp hình chung với tập thể , khi bạn xem hình bạn sẽ nhìn ai đầu tiên, bạn nhìn mọi người , hay bạn nhìn mình đầu tiên , có phải bạn quan tâm mình đầu tiên không , và người khác cũng thế họ cũng không quan tâm bạn đầu tiên , họ nhìn họ chán chê rồi họ mới nhìn tới bạn
Việc kể lễ về bản thân bạn ,bạn như thế nào , bạn ra làm sao liệu người đối diện bạn có thật tâm quan tâm điều đó hay không , và lúc nào gặp bạn, bạn cũng kể về chính mình thì sẽ gây nên sự nhàm chán cho người nghe , và từ đó họ sẽ không muốn nói chuyện với bạn nữa
Hãy giữ lại cho mình thật nhiều , đừng nên nói hết ra , vì chẳng còn gì tò mò cho người khác muốn tìm hiểu bạn nữa cả  , Hãy để cho  người mới quen  khám phá bạn mỗi ngày , và hiểu bạn từ từ.

3.Không thể hiện thái độ thân quen quá mức với người mới quen , cũng như bạn bè lâu ngày gặp lại

Nếu bạn là người hướng nội
HÃY LÀ CHÍNH MÌNH ,  bạn là thế nào thì hãy thể hiện đúng như thế , đừng để cho người khác hụt hẫng khi tiếp xúc càng lâu với bạn lại không hề thấy bạn thú vị như lúc ban đầu mới gặp.
Vậy nên ban đầu gặp mặt bạn hãy nên tạo mối quen hệ xã giao trước đã , hãy nói những điều cần nói , và hãy im lặng lắng nghe đúng lúc . Hãy từ từ " Dục tốc bất đạt "
Đừng cố tỏ ra là người thú vị , bằng cách cố gắng thân thiện quá mức  , cố nói nhiều và cố tỏ ra hài hước , đừng cố gắng tạo ấn tượng khi tính chất con người bạn không phải thế.

4. Không kể xấu người này người nọ cho người mới quen

Người mới quen , là người mà mình không hề biết nhiều về tính cách của họ , và họ cũng không biết nhiều về  bạn , và sẽ không thể nào thông cảm cho bạn  , vì họ không hiểu bạn . Vì thế bạn kể xấu một ai đó , nếu đó là sự thật thì tôi nghĩ bạn kể ra cũng chỉ cho mọi người hiểu thêm về một người khác thôi , nhưng điều này hãy nên dành cho bạn thân của nhau , vì họ hiểu bạn hơn , hiểu bạn kể ra vì một đích gì và đừng bao giờ nói điều đó với người mới , vì họ sẽ nghĩ bạn là người không tốt , thảo mai , hay nói xấu sau lưng , và họ sẽ đề phòng bạn , vì sợ bạn cũng sẽ nói xấu họ như thế .

5. Ngừng ngay việc  sử dụng khôn ngữ cơ thể không mấy thiện cảm trong lúc trò chuyện

Bạn thử tưởng tượng trong khi bạn nói mà có ai đó  nhăn mặt , cau mày , cười nhép môi , quay sang hướng khác khi bạn đang nói  và tỏ ra không quan tâm, chỉ một trong vài hành động trên thôi cũng làm bạn có ánh mắt khác đối với người đó rồi, và tôi tin chắc rằng tình cảm bạn dành cho người đó sẽ là 0 , có khi lại là ghét nữa đấy , vì thế đừng để mất thiện cảm trong mắt người khác chỉ vì một lý do cá nhân của bạn mà có những biểu hiện ngôn ngữ không đúng mực.

6. Đừng quá tốt , và hy sinh mình vô ích

Bạn sẽ không được tôn trọng vì bạn quá tốt !
Bạn đừng nghĩ bạn tốt bụng , hay giúp đỡ người khác , và luôn luôn nhận lời đề nghị giúp đỡ người khác đều cũng được mọi người yêu thương bạn ,mà ngược lại bạn  sẽ bị người khác lợi dụng lên chính lòng tốt của bạn  , họ sẽ xem thường bạn , và họ sẽ không tôn trọng bạn  bởi vì lòng tốt của bạn quá dễ giải , vì lúc nào nhờ bạn , bạn cũng làm , không dám nói lời từ chối  . Và lâu dần họ sẽ nghĩ bạn làm cho họ là nghĩa vụ của bạn. Vì thế bạn vẫn là người tốt , nhưng đừng quá tốt , lòng tốt nên đặt đúng chỗ , đúng người và đảm bảo rằng lòng tốt của bạn không làm hại bạn , và không đưa bạn đến những hoàn cảnh khó khăn từ người nhờ bạn giúp đỡ .
Nếu họ nghĩ rằng thời gian của bạn là không quan trọng và không giá trị thì bạn cũng không dành thời gian của mình cho họ làm gì 
 Nếu mọi người không quan tâm tới bạn thì đừng nên giúp đỡ họ làm gì. Họ không xứng đáng để nhận sự giúp đỡ ấy.
  Thay vì ngậm ngùi nhận lời khi trong lòng bạn không muốn ( chỉ vì sợ người khác giận )  thì hãy mạnh dạn  nói lời từ chối . Đó mới là điều tốt nhất cho bạn.

7. Phải có chính kiến ,và sự quyết định riêng ,không nên nói từ " Sao cũng được "


Khi bạn nói câu " Sao cũng được " là bạn đang phó mặt cuộc sống , cảm xúc , sở thích , ...của bạn cho người khác
Khi đi chơi tập thể bạn không nên , lúc nào cũng theo ý người khác , nếu như bạn cứ như thế thì về lâu dài mọi người sẽ chẳng bao giờ hỏi ý kiến bạn khi quyết định làm gì đó , sẽ dẫn đến bạn là người dư thừa , và lâu lâu bạn có lên ý kiến thì cũng chẳng ai thèm quan tâm vì từ lâu họ đã có thói quen không để tâm đến cảm xúc của bạn rồi
Vì thế bạn phải có chính kiến riêng cho chính bản thân mình, nếu như những vấn đề lớn bạn không có ý kiến được , thì những vấn đề nhỏ như ăn gì , uống gì , đi đâu chơi , mua gì , mặc gì , bạn phải có ý kiến cho chính bạn , phải phục vụ cảm xúc của bạn vì điều đó liên quan đến bạn , bạn đừng để người khác quyết định bạn phải ăn gì và mặc gì khi người sử dụng lại là bạn. Đừng để người khác quyết định thay bạn về những gì liên quan đến bạn . Khi bạn có chính kiến riêng mọi người sẽ xem trọng bạn. 

8. Đừng lúc nào cũng mong muốn nhận được sự chấp thuận của người khác

Khi bạn nói ra điều gì , bạn cũng phải suy xét xem có nhiều hay ít người đồng tình không ?
Xem họ phản ứng thế nào cho câu nói của mình , nhiều người thì bạn thở phào nhẹ nhõm , và cảm thấy mình thành công, nhưng khi ít người thì bạn lại bối rối , muốn rút lại lời nói , thấy mình tệ hại , nói mà chẳng ai phản ứng , chẳng ai đồng tình , bạn lại xuống tinh thần , rồi lại không dám nói ra những ý kiến của mình. Tại sao bạn lại như thế ? Sao phải cần sự chấp thuận của người khác
bạn phải biết một điều rằng , trong tập thể , chín người mười ý , ý kiến của bạn có thể bác bỏ cũng chẳng có gì lạ , vì đâu phải ai cũng đồng tình với những ý kiến của tất cả mọi người đưa ra , ý kiến của bạn cũng vậy , không phải là hay nhất , nên không thể bắt buộc mọi người nghe theo được .Mà nếu có hay nhất đi chăng nữa , mà họ từ chối cũng chẳng hề hấn gì , vì việc từ chối sẽ có rất nhiều lý do , và việc của bạn là không cần phải cố tìm hiểu nguyên nhân chi cho mệt  . Chủ yếu là ta có chính kiến của mình. Vì không phải ai cũng có cùng suy nghĩ , nếu bạn cảm thấy ý kiến mình đưa ra quá hay, quá xuất sắc  mà không ai ủng hộ , thì bạn hãy cứ làm nó một mình mà không cần tìm sự ủng hộ , hay đồng tình từ người khác mới dám làm. Và cũng không cần phải chống đối với họ , việc ta ta làm.

9. Đừng sợ nói lời từ chối và Đừng cố giải thích

 Mạnh dạn nói lời từ chối nếu bạn không muốn làm gì đó
Đừng sợ nói lời  từ chối, bởi những người cố tình  làm khó bạn cũng chẳng phải người tốt gì cả. Không nên ép buộc mình phải làm này làm kia khi mình không muốn .  Hãy nhớ , với chuyện nói câu từ chối, càng đơn giản càng tốt. Rõ ràng là người ta nhờ bạn giúp đỡ, bạn không làm được, lại không biết cách từ chối, cứ giải thích đi giải thích lại, tới cuối cùng lại khiến bản thân có cảm giác mắc nợ người ta. Giúp được thì giúp, không giúp được thì từ chối. Biết cách nói câu từ chối, mới có thể sống thoải mái.

 10. Đừng nên khoe khoang quá mức

Người có không khoe , người khoe thường ít có. 

Nếu như bạn thật sự rất giàu có , bạn muốn thể hiện cho người khác biết , nên bạn luôn kể về sự giàu có của mình , sẽ rất sai lầm , vì kì thật người mới quen không hiểu bạn như thế nào , nên điều họ tin từ lời nói của bạn chỉ chiếm khoảng 5% mà thôi , thay vào đó họ sẽ nghĩ về bạn là một người khoe khoang , họ sẽ biểu môi về sự giàu có mà bạn kể , vô hình chung kết quả lại đi ngược với những gì bạn mong đợi .
Vì thế bạn đừng khoe khoang , sự giàu có của bạn sẽ được thể hiện qua con người bạn , hình thể của bạn, quần áo bạn mặc , túi xách bạn đeo , và vô số cái thể hiện sự giàu có của bạn mà không cần bạn phải thốt lên lời nào để kể lễ về nó, hãy khiêm tốn khi bạn giàu có , điều đó sẽ gây tò mò cho người khác và sẽ tăng sự giàu có của bạn lên gấp bội mà bạn chẳng tốn lấy một lời nói.

11. Nên biết lắng nghe chân thành 

Lắng nghe là một nghệ thuật bậc cao của giao tiếp
Khi bạn biết lắng nghe , bạn sẽ là người thành công trong giao tiếp 
Hãy lắng nghe chân thành , lắng nghe là để thấu hiểu không phải lắng nghe để lịch sự
Tại sao ư ? Vì khi bạn nói thì bạn chỉ nói những gì bạn biết , nhưng khi bạn lắng nghe chân thành ,  bạn sẽ tạo sức hút cho người khác nói nhiều hơn và  bạn sẽ biết những kiến thức  mà mình chưa biết

Như Lê Nin đã từng nói " Học, học nữa , học mãi "

Con người hơn nhau ở từ " BIẾT "

Biết lắng nghe , bạn sẽ biết người , hiểu người , thấu hiểu người   "  Biết người biết ta , trăm trận trăm thắng "
Biết lắng nghe bạn sẽ biết thêm được kiến thức mới lạ , trao đồi thêm kiến thức , sẽ giúp bạn trở nên , giỏi hơn, thông thái hơn .
Biết lắng nghe là bạn đang biết con đường đi vào trái tim của người khác. Vì khi bạn biết lắng nghe đồng nghĩa với việc bạn đang tạo cho người khác cảm giác họ quan trọng ," Cảm giác họ quan trọng " là cảm giác mà con người ai cũng mong muốn được đáp ứng , đáp ứng được điều này, họ sẽ thích bạn và yêu quý bạn.

12. Giúp đỡ " ĐÚNG "

Giúp đỡ đúng người , đúng việc, đúng lúc

Hãy giúp đỡ những người cần giúp đỡ , và đáng được giúp đỡ

Vì chúng ta đều có giới hạn chứ không phải vô hạn

Vì thế  lòng tốt của bạn không ban phát một cách vô ích 

Được viết bời : K.N motgocriengcongai








Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.